Tìm hiểu về đô thị, phân loại đô thị
- 1. Khái niệm đô thị
- 2. Quy định pháp luật về đô thị
- 3. Cách phân loại đô thị
- 4. Phân tích các loại đô thị
- 5. Lập đề án phân loại đô thị
1. Khái niệm đô thị
Đô thị là khu vực tập trung đông dân cư sinh sống và chủ yếu hoạt động trong những lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội, du lịch và dịch vụ của cả nước hoặc vùng lãnh thổ bao gồm thị trấn, thị xã, thành phố (thành phố trực thuộc tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương).
2. Quy định pháp luật về đô thị
Theo Nghị định số 72/2001/NĐ-CP ngày 05.10.2001 của Chính phủ về việc phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị thì đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản:
1) Là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định;
2) Quy mô dân số ít nhất là 4.000 người;
3) Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động tối thiểu là 65%;
4) Cơ sở hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn quy định đối với từng loại đô thị;
5) Mật độ dân cư phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị.
Hiện nay, theo Nghị định của Chính phủ số 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 về việc phân loại đô thị thì các tiêu chuẩn cơ bản để phân loại đô thị được xem xét, đánh giá trên cơ sở hiện trạng phát triển đô thị tại năm trước liền kề năm lập đề án phân loại đô thị hoặc tại thời điểm lập đề án phân loại đô thị, bao gồm:
+ Chức năng đô thị là trung tâm tổng họp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia, cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
+ Quy mô dân số toàn đô thị tối thiểu phải đạt 4 nghìn người trở lên.
+ Mật độ dân số phù họp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được tính trong phạm vi nội thành, nội thị và khu phố xây dựng tập trung của thị trấn.
+ Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp được tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị, khu vực xây dựng tập trung phải đạt tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
+ Hệ thống công trình hạ tầng đô thị gồm hệ thống công trình hạ tầng xã hội và hệ thống công trình hạ tầng kĩ thuật:
+ Đối với khu vực nội thành, nội thị phải được đầu tư xây dựng đồng bộ và có mức độ hoàn chỉnh theo từng loại đô thị;
+ Hạn chế tối đa việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn phải được đầu tư xây dựng đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
>> Xem thêm: Đất đô thị là gì ? Khái niệm về đất đô thị
+ Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lí kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 60% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, có các tổ hợp kiến trúc hoặc công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa quốc tế và quốc gia.
3. Cách phân loại đô thị
Căn cứ vào các yếu tố cơ bản nói trên, đô thị ở Việt Nam hiện nay được phân thành 6 loại:
1) Đô thị loại đặc biệt, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: thủ đô hoặc đô thị với chức năng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của cả nước; quy mô dân số từ 1,5 triệu người trở lên; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 90% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân 15.000 người/km2 trở lên;
2) Đô thị loại I, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước; quy mô dân số từ 50 vạn người trở lên; tỈ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 85% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân số bình quân từ 12.000 người/km? trở lên;
3) Đô thị loại II, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh hoặc cả nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước; quy mô dân số từ 25 vạn người trở nên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 80% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng nhiều mặt tiến tới tương đối đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 10.000 người/km? trở lên;
4) Đô thị loại III, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh hoặc vùng liên tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với vùng liên tỉnh; quy mô dân số từ 10 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 75% trở lên; có cơ sở hạ tầng được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư 8.000 người/km” trở lên;
5) Đô thị loại IV, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kĩ thuật, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng trong tỉnh; quy mô dân số từ 5 vạn người trở lên; tỉ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 70% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng từng mặt đồng bộ và hoàn chỉnh; mật độ dân cư bình quân 6.000 người/km trở lên.
Đô thị loại V, phải đảm bảo các tiêu chuẩn: là trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành về chính trị, kinh tế, văn hoá và dịch vụ, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một huyện hoặc một cụm xã; tỈ lệ lao động phi nông nghiệp trong tổng số lao động từ 65% trở lên; có cơ sở hạ tầng đã hoặc đang được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và hoàn chỉnh; quy mô dân số từ 4.000 người trở lên; mật độ dân số bình quân từ 2.000 người/km? trở lên.
Căn cứ vào các tiêu chí trên đây thì đô thị ở nước ta được xác định và phân loại như sau: các thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại l; các ành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại IIl; các thị xã thuộc tỉnh hoặc thuộc thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại II hoặc đô thị loại IV; các thị trấn thuộc huyện phải là đô thị loại IV hoặc loại V.
4. Phân tích các loại đô thị
Hiện nay, đô thị được phân thành 6 loại như sau: loại đặc biệt, loại I, loại II, loại III, loại IV và loại V được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định công nhận.
1. Đô thị loại đặc biệt là thành phố trực thuộc trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và các đô thị trực thuộc.
2. Đô thị loại I, loại II là thành phố trực thuộc trung ương có các quận nội thành, huyện ngoại thành và có thể có các đô thị trực thuộc; đô thị loại I, loại II là thành phố thuộc tỉnh có các phường nội thành và các xã ngoại thành.
3. Đô thị loại III là thành phố hoặc thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thành, nội thị và các xã ngoại thành, ngoại thị.
4. Đô thị loại IV là thị xã thuộc tỉnh có các phường nội thị và các xã ngoại thị.
5. Đô thị loại IV, đô thị loại V là thị trấn thuộc huyện có các khu phố xây dựng tập trung và có thể có các điểm dân cư nông thôn.
Đô thị loại I:
+ Chức năng đô thị
Đô thị trực thuộc trung ương có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc của cả nước.
Đô thị trực thuộc tỉnh có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một hoặc một số vùng lãnh thổ liên tỉnh.
+ Quy mô dân số đô thị
– Đô thị trực thuộc trung ương có quy mô dân số toàn đô thị từ 1 triệu người ưở lên;
– Đô thị trực thuộc tỉnh có quy mô dân số toàn đô thị từ 500 nghìn người trở lên.
giao thông, giao lưu trong vùng tỉnh, vùng liên tỉnh có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một tỉnh hoặc một vùng lãnh thổ liên tỉnh.
Trường hợp đô thị loại II là thành phố trực thuộc trung ương thì phải có chức năng là trung tâm kinh tế, văn hoá, khoa học – kĩ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng lãnh thổ liên tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với cả nước.
1. Quy mô dân số toàn đô thị phải đạt từ 300 nghìn người trở lên.
Trong trường hợp đô thị loại II trực thuộc trung ương thì quy mô dân số toàn đô thị phải đạt trên 800 nghìn người.
2. Mật độ dân số khu vực nội thành.
Đô thị trực thuộc tỉnh từ 8.000 người/km2 trở lên, trường hợp đô thị trực thuộc trung ương từ 10.000 người/km2 trở lên.
3. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thành tối thiểu đạt 80% so với tổng số lao động.
4. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị
a) Khu vực nội thành: được đầu tư xây dựng đồng bộ và tiến tới cơ bản hoàn chỉnh; 100% các cơ sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b) Khu vực ngoại thành: một số mặt được đầu tư xây dựng cơ bản đông bộ; mạng lưới công trình hạ tầng tại các điểm dân cư nông thôn cơ bản được đầu tư xây dựng; hạn chế việc phát triển các dự án gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
5. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lí kiến trúc đô thị. Các khu đô thị mới phải đạt tiêu chuẩn đô thị kiểu mẫu và trên 40% các trục phố chính đô thị phải đạt tiêu chuẩn tuyến phố văn minh đô thị, có các không gian công cộng, phục vụ đời sống tinh thần nhân dân và có công trình kiến trúc tiêu biểu mang ý nghĩa vùng hoặc quốc gia.
Đô thị loại IV:
1. Chức năng đô thị.
Đô thị là trung tâm kinh tế, văn hoá, hành chính, khoa học – kĩ thuật, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu của một vùng trong tỉnh hoặc một tỉnh. Có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của một vùng trong tỉnh hoặc một số lĩnh vực đối với một tỉnh.
2. Quy mô dân số toàn đô thị từ 50 nghìn người trở lên.
3. Mật độ dân số khu vực nội thị từ 4.000 người/km2 trở lên.
4. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp khu vực nội thị tối thiểu đạt 70% so với tổng số lao động.
5. Hệ thống các công trình hạ tầng đô thị.
a) Khu vực nội thành: đã hoặc đang được xây dựng từng mặt tiến tới đồng bộ và hoàn chỉnh; các cor sở sản xuất mới xây dựng phải được áp dụng công nghệ sạch hoặc được trang bị các thiết bị giảm thiểu gây ô nhiễm môi trường;
b) Khu vực ngoại thành từng mặt đang được đầu tư xây dựng tiến tới đồng bộ; phải bảo vệ những khu vực đất đai thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, vùng xanh phục vụ đô thị và các vùng cảnh quan sinh thái.
6. Kiến trúc, cảnh quan đô thị: từng bước thực hiện xây dựng phát triển đô thị theo quy chế quản lí kiến trúc đô thị.
5. Lập đề án phân loại đô thị
Trách nhiệm lập đề án phân loại đô thị:
a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại đặc biệt và loại I là thành phố trực thuộc trung ương;
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức lập đề án phân loại đô thị cho các đô thị loại I là thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, đô thị loại II, loại III, loại IV và loại V.
Đề án phân loại đô thị gồm thuyết minh đề án, các phụ lục đề án và phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị:
a) Phần thuyết minh đề án nêu lý do và sự cần thiết, khái quát quá trình lịch sử hình thành và phát triển của đô thị, đánh giá hiện trạng phát triển đô thị và chất lượng công trình hạ tầng đô thị, tổng hợp các tiêu chuẩn phân loại đô thị và đánh giá phân loại đô thị, báo cáo tóm tắt chương trình phát triển đô thị và kế hoạch nâng cao chất lượng đô thị các giai đoạn tiếp theo, kết luận và kiến nghị;
b) Các phụ lục kèm theo đề án gồm văn bản pháp lý, bảng biểu số liệu liên quan đến đề án và các bản vẽ thu nhỏ (A3) về sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng (01 bản), bản đồ địa giới hành chính đô thị (01 bản), bản đồ hiện trạng xây dựng đô thị và vị trí các dự án đang triển khai thực hiện (01 bản), sơ đồ định hướng phát triển không gian (01 bản), bản đồ quy hoạch đợt đầu giai đoạn ngắn hạn (02 bản vẽ thể hiện các nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch hạ tầng kỹ thuật). Số liệu đánh giá phân loại đô thị phải lấy năm trước liền kề với năm trình đề án và số liệu đề án do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cung cấp hoặc công bố;
c) Phim minh họa về thực trạng phát triển đô thị đề nghị phân loại từ 20 đến 25 phút.
Đối với thị trấn được dự kiến mở rộng phạm vi đô thị để thành lập đơn vị hành chính đô thị mới mà phạm vi mở rộng đó vẫn thuộc địa giới đơn vị hành chính cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lập đề án phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị mới trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận đạt tiêu chí phân loại đô thị.
Đối với thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương dự kiến mở rộng phạm vi đô thị để thành lập đơn vị hành chính đô thị, mà phạm vi mở rộng đó vẫn thuộc địa giới hành chính cấp tỉnh thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức lập đề án phân loại đô thị đối với khu vực dự kiến hình thành đơn vị hành chính đô thị mới trình cơ quan có thẩm quyền quyết định công nhận đạt tiêu chí phân loại đô thị.
Kinh phí phân loại đô thị do ngân sách nhà nước bảo đảm.
Link đăng ký ứng tuyển các vị trí của Bất động sản Tuấn 123 ở Hà Nội, Sài Gòn, Thủ Đức và Đà Nẵng: congtycptuan123.net/dangky