Trang chủ Chưa được phân loại
Bằng khoán điền thổ
Bằng khoán điền thổ

Bằng khoán đất là gì ? Có dùng bằng khoán để làm sổ đỏ được không ?

25
0

BẰNG KHOÁN ĐẤT LÀ GÌ ? CÓ DÙNG BẰNG KHOÁN ĐỂ LÀM SỔ ĐỎ ĐƯỢC KHÔNG ?

 

 

1. Bằng khoán đất là gì ?

Ngày nay, người dân đã rất quen thuộc với cách gọi Giấy chứng nhận quyền sở hữu, sử dụng đất đai là sổ đỏ, sổ hồng, sổ trắng một trong những loại giấy tờ có giá trị quan trọng và được nhiều người quan tâm mà ít khi nhắc tới bằng khoán. Vậy bằng khoán là gì ?

Bằng khoán đất hay còn có tên gọi khác là bằng khoán là một trong những loại giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất đối với đất thổ cư. Bằng khoán được lập bởi Sở Địa chính thời Pháp thuộc và được cấp cho các chủ sỏ hữu từ ngày 30/04/1945 trở về trước. Ngày nay, bằng khoán đất được quy định rất rõ và chi tiết tại Điều 15 Thông tư 02/2015 Bộ Tài Nguyên Môi Trường với tên gọi pháp lý được công nhận là bằng khoán điền thổ. Đây chính là một trong những loại văn bản đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các cơ quan có thẩm quyền có căn cứ để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hay còn gọi là sổ đỏ hoặc những tài sản khác mà gắn liền với đất.  Ngoài ra, khi người dân có bằng khoán đất sẽ không phải nộp tiền sử dụng đất.

Thực tế, bằng khoán điền thổ là phiếu kê khai đo đạc về diện tích, xác định loại hình đất đai, thông tin chủ sở hữu và được các cán bộ địa chính ngầm hiểu là giấy tờ tạo lập nhà ở, áp dụng với đất thổ cư để phục vụ cho công tác quản lý. Có thể thấy việc giao dịch qua bằng khoán vẫn diễn ra khá phổ biến do loại giấy tờ này có hạn sử dụng lâu dài và thay đổi tùy vào thị trường bất động sản.  Vậy thì bằng khoán đất có những đặc điểm gì ?

 

2. Những đặc điểm cơ bản của bằng khoán đất.

Cũng như các loại giấy tờ khác về chứng nhận quyền sử dụng đất như sổ đỏ, sổ hồng…thì bằng khoán đất cũng là một loại giấy tờ được sử dụng và cấp phép từ năm 1930 cho đến trước năm 1960. Bằng khoán điền thổ không có cấu trúc thống nhất mà được thay đổi qua từng thời kỳ cụ thể là:

– Ở thời kỳ đầu vào những năm 1930, bằng khoán điền thổ sẽ gồm 16 cột thông tin với tiêu đề các cột được đánh bằng tiếng Pháp, đối với phần thông tin điền cụ thể được viết tay bằng chữ Quốc ngữ. Các tấm bằng khoán điền thổ đều có hai mặt gồm: 11 cột thông tin ở mặt trước và 5 cột thông tin ở mặt sau.

– Đối với bằng khoán được cấp ở những năm 1950 đến thời điểm hiện nay thì những thông tin trên văn bản này đã được thay thế và viết bằng tiếng Việt, ngoài ra phần thông tin đã đơn giản hơn thời kỳ trước đó.

Những đặc điểm bên ngoài của bằng khoán đất cụ thể: bằng khoán đất có hình chữ nhật có kích thước là 25cm đối với chiều dài và 20cm đối với chiều rộng, chất liệu là giấy đen được bồi giày. Văn bản này được cấu tạo nhiều trang, mỗi trang có những nội dung khác nhau, trang đầu sẽ ghi tên chủ sở hữu đất, tên cơ quan cấp giấy, các thông tin về thông số kỹ thuật của thửa đất như vị trí, diện tích, tọa độ cụ thể, ranh giới tiếp giáp thửa đất, số tờ bản đồ…Mặt sau của bằng khoán sẽ được để trống đề phòng bổ sung về thông tin chủ sở hữu, ghi chú khi cần thiết.

Bằng khoán đất có vai trò quan trọng trong giao dịch và mua bán bất động sản và có nhiều điểm tương đồng như sổ đỏ và sổ hồng. Việc mua bán bằng khoán đất vẫn sảy ra khá phổ biến ở thời điểm hiện tại và được pháp luật căn cứ để xét mức độ hợp pháp của giao dịch.

 

3. Có dùng bằng khoán đất để làm sổ đỏ được không ?

Ngày nay, thị trường bất động sản lưu hành phổ biến sổ đỏ, sổ hồng nên những công dân đang sở hữu bằng khoán đất được khuyến khích chuyển sang các loại giấy tờ khác có cùng giá trị để giúp cho quy trình sử dụng, mua bán được thực hiện dễ dàng hơn và có căn cứ về pháp luật chi tiết hơn. Vậy thì dùng bằng khoán đất để làm sổ đỏ được không ?

Theo điểm e khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 Quy định những hộ gia đình, cá nhân có giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất đang sử dụng đất ổn định thì được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất và không phải nộp tiền sử dụng đất. Điểm này được hướng dẫn bởi Điều 15 Thông tư 02/2015/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên môi trường, theo đó các các giấy tờ về quyền sử dụng đất do cơ quan có thẩm quyền thuộc chế độ cũ được công nhận bao gồm:

– Bằng khoán điền thổ

– Văn tự đoạn mãi bất động sản (gồm nhà ở và đất ở) có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ

– Văn tự mua bán nhà ở, tặng cho nhà ở, đổi nhà ở, thừa kế nhà ở mà gắn liền với đất có chứng nhận của cơ quan thuộc chế độ cũ.

– Bản di chúc hoặc giấy thỏa thuận tương phân di sản về nhà ở được cơ quan thuộc chế độ cũ chững nhận.

– Giấy phép cho xây cất nhà ở hoặc giấy phép hợp thức hóa kiến trúc của cơ quan thuộc chế độ cũ cấp.

– Bản án của cơ quan Tòa án của chế độ cũ đã có hiệu lực thi hành.

– Các loại Giấy tờ khác chứng minh việc tạo lập nhà ở, đất ở nay được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có đất ở công nhận.

Như vậy thì đối với trường hợp hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất ổn định, lâu dài và có bằng khoán đất theo quy định trên thì có thể thực hiện thủ tục xin cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với thửa đất đó theo quy định của pháp luật.

——————————————————————————————————
🚩🚩🚩 Link đăng ký ứng tuyển các vị trí của Bất động sản Tuấn 123 ở Hà Nội, Sài Gòn, Thủ Đức và Đà Nẵng: congtycptuan123.net/dangky  

🔔🔔🔔 Thông tin liên hệ:
🚩 Hotline: 0935-989968
🚩 Email: cptuan123@gmail.com
🚩 Youtube: BatdongsanTuan123

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây